Sữa hạt là thức uống thơm ngon và bổ dưỡng và có nhiều tác dụng với sức khỏe con người như tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh tim mạch…. Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng để tự làm cho mình những ly sữa dinh dưỡng bằng máy làm sữa hạt chuyên dụng. Bên cạnh đó, máy ép chậm cũng là một thiết bị được nhiều người sử dụng để làm sữa hạt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm sữa hạt bằng máy ép chậm tại nhà đơn giản nhất.
Chuẩn bị trước khi làm sữa hạt bằng máy ép chậm
Để chuẩn bị cho mình những ly sữa hạt thơm ngon và bổ dưỡng thì chị em có thể sử dụng máy ép chậm để thực hiện. Dưới đây là hướng dẫn cách làm sữa hạt đơn giản nhất:
Nguyên liệu
Muốn làm sữa hạt thì bước đầu tiên bạn cần chuẩn bị đó là nguyên hiệu. Ở bước này, bạn cần chọn hạt để nấu sữa, chất tạo ngọt và cả dụng cụ.
Chọn loại hạt mà bạn thích ăn
Tùy theo sở thích mà bạn có thể chọn loại hạt bất kỳ để làm sữa hạt. Một số loại hạt được nhiều chị em sử dụng nhất như hạt óc chó, hạt điều, hạnh nhân, hạt yến mạch hoặc các loại hạt họ đậu,…
Chất tạo ngọt
Đối với chất tạo ngọt, các bạn có thể sử dụng các loại đường, ví dụ: đường mía, đường thốt nốt, đường kính, đường phèn,…Nhưng nếu chế biến sữa cho bé thì nên dùng các chất tạo ngọt tự nhiên như trái cây, táo đỏ, chà là, kỷ tử…
Dụng cụ
- Với cách làm sữa hạt bằng máy ép chậm thì dụng cụ đầu tiên chắc chắn là chiếc máy ép chậm. Trên thị trường hiện có khá nhiều thương hiệu nổi tiếng nên người dùng cũng rất dễ lựa chọn.
- Ngoài ra cần thêm lưới lọc tinh, thông thường sẽ đi kèm luôn với máy ép.
- Để sữa được mịn thì bạn nên chuẩn bị thêm rây lọc hoặc túi lọc. Trường hợp không có cả hai thì có thể sử dụng một cái rây lọc lưới thật nhỏ để trên miệng ca đựng sữa của máy.
Cách làm sữa hạt bằng máy ép chậm
Đây là công thức làm sữa hạt bằng máy ép chậm với khối lượng từ 100 – 120gr hạt cùng với 1 lít nước đun sôi để nguội, bạn sẽ thu được khoảng 1 lít sữa thành phẩm.
Bước 1: Sơ chế hạt
Trước tiên, bạn cần đem hạt đi ngâm cho mềm. Tùy vào từng loại hạt mà thời gian ngâm sẽ khác nhau. Như đối với các loại hạt nảy mầm như đậu xanh, đậu đỏ, hạnh nhân thì nên ngâm lâu hơn trong khoảng 6 – 8 tiếng.
Bước 2: Làm sữa hạt bằng máy ép chậm
Sau khi đã ngâm hạt xong, bạn đem đi rửa sạch lại với nước một lần sữa. Tiếp đó, dùng muôi nhỏ và bỏ hạt cùng với lượng nước sôi để nguội vào máy. Máy ép chậm sẽ hoạt động và nghiền ép hạt cho ra sữa mịn. Sau khi kết thúc chu trình, nếu muốn sữa thêm mịn, không cợn thì hãy đem lọc qua với rây đã chuẩn bị.
Bước 3: Nấu sữa
Cho sữa vừa lọc cùng với một lượng đường thích hợp vào nồi và đun với lửa vừa. Dùng muôi nhỏ khuấy liên tục, đều tay để đảm bảo sữa không bị tách nước. Khuấy cho tới khi sữa bắt đầu sôi thì bạn tắt bếp và như vậy là đã hoàn thành xong món sữa hạt thơm ngon, dinh dưỡng cho cả nhà.
Lưu ý: Có một số loại hạt không cần nấu mà có thể sử dụng ngay sau khi hoàn thành bước 2 như hạt điều, hạnh nhân, óc chó,…
Công thức làm sữa hạt bằng máy ép chậm đơn giản
Phía trên là công thức chung để làm sữa hạt từ máy ép chậm. Để chi tiết hơn, mình sẽ hướng dẫn cho bạn 3 công thức làm sữa hạt được nhiều người yêu thích nhất. Cùng tham khảo nhé!
Cách làm sữa đậu nành bằng máy ép chậm
Chuẩn bị:
- Hạt đậu nành: 100g
- Đường: 30g
- 1 lít nước lọc
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đậu nành mua về đem đi rửa sạch và ngâm ngập với nước trong khoảng 6 – 8 tiếng để hạt nở đều và mềm hơn. Sau khi ngâm đem vớt ra và để ráo.
- Chuẩn bị 1 lít nước lọc, máy ép chậm để bắt đầu thực hiện
Bước 2: Làm sữa hạt bằng máy ép chậm
Cho đậu nành từ từ vào máy ép chậm đồng thời cho cả nước vào. Khởi động máy để nghiền ép hạt và cho ra sữa.
Bước 3: Nấu sữa
Đậu nành cần nấu chín nên sau khi máy ép chậm ép hết hạt thì bạn cho hỗn hợp sữa đó lọc qua rây hoặc vải lọc sữa. Cho sữa vừa lọc vào nồi và đem đi nấu. Trong quá trình nấu luôn giữ nhỏ lửa, khuấy đều tay để sữa không bị tách nước. Cho thêm đường tùy khẩu vị và nấu trong vòng 10 – 15 phút thì tắt bếp. Lúc này, món sữa đậu nành cũng đã hoàn thành xong và chỉ đợi bạn thưởng thức.
Cách làm sữa hạt sen bằng máy ép chậm
Nguyên liệu:
- Hạt sen tươi: 200g
- 100g đường)
- 1,5 lít nước đun sôi để nguội
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế hạt sen
- Hạt sen bóc vỏ và loại bỏ hết tâm sen để không bị chát, đắng. Sau đó đem đi rửa sạch rồi ngâm với nước ấm trong vòng 1 tiếng.
- Vớt hạt sen và đem đi luộc khoảng 20 phút để hạt chín mềm
Bước 2: Làm sữa hạt sen từ máy ép chậm
- Chuẩn bị máy ép chậm và đảm bảo lắp đúng các bộ phận thì máy mới có thể hoạt động.
- Khởi động máy
- Cho đồng thời hạt sen, nước vào máy. Lúc này, máy sẽ bắt đầu ép hạt, phần bã được tách rời và cho ra thành phẩm là món sữa hạt sen bổ dưỡng.
- Bạn cho sữa ra ly, bỏ thêm đường và khuấy tan là đã có thể thưởng thức
Cách làm sữa hạnh nhân bằng máy ép chậm
Chuẩn bị:
- Hạnh nhân tươi: 400gr
- 5 quả chà là hoặc thay thế bằng đường
- 1 lít nước đun sôi để nguội
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Hạnh nhân đem đi rửa sạch và ngâm với nước trong vòng 8 – 12 tiếng
- Loại bỏ hạt chà là
Bước 2: Làm sữa hạt hạnh nhân
- Lắp máy ép chậm và bấm nút khởi động
- Cho hạnh nhân và nước vào máy theo tỷ lệ 1:1. Trong quá trình này, chị em cho xen kẽ 5 quả chà là vào để sữa có vị ngọt tự nhiên.
- Sau khi máy ép xong, bạn đem sữa đi lọc qua túi vải hoặc rây lọc để được mịn hơn.
Bước 3: Nấu sữa
Hạt hạnh nhân thuộc nhóm hạt nảy mầm và cần phải nấu sữa. Nên sau khi kết thúc bước 2, bạn cho sữa đã lọc vào nồi. Dùng 1 thìa nhỏ nêm nếm xem đã vừa khẩu vị hay chưa rồi bỏ thêm đường tùy ý. Tiếp đó, bắc nồi sữa lên bếp và khuấy đều tay trong vòng 10 phút cho tới khi sữa sôi thì tắt bếp. Bạn chỉ cần đợi sữa nguội và cho ra ly là đã có thể uống.
Một số lưu ý khi làm sữa hạt bằng máy ép chậm
Máy ép chậm khác với máy xay làm sữa hạt và máy sinh tố ở chỗ nó không có lưỡi dao xay nên bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Nên ngâm hạt thật mềm trước khi chế biến để máy hoạt động trơn tru hơn
- Một số loại hạt nảy mầm thì cần lọc lại với rây và đem đi nấu sữa. Phần bã đã lọc có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn khác như bánh quy…hoặc làm phân bón cho cây đều rất tốt.
- Nên bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng được lâu hơn.
- Một số hãng máy ép chậm khuyên dùng như: Hurom, Panasonic, Snapbee…
Lời kết
Trên đây, mình đã giới thiệu cho bạn 3 cách làm sữa hạt bằng máy ép chậm đơn giản tại nhà. Với nhu cầu làm sữa hạt thì bạn có thể sử dụng máy ép chậm, máy xay sinh tố hay máy làm sữa hạt chuyên dụng đều được. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thành phẩm của mình được chất lượng, thơm ngon hơn thì chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng máy làm sữa hạt. Bởi sản phẩm này có những tính năng ưu việt hơn máy ép chậm và chuyên dùng để nấu sữa hạt. Vì vậy, việc sử dụng máy làm sữa hạt sẽ giúp chị em tiết kiệm thời gian, công sức và cả tiền bạc hiệu quả hơn.