TỔNG HỢP 10+ CÁC MÓN ĂN ĐÃI TIỆC DỄ LÀM TẠI NHÀ

Mỗi dịp bạn bè, gia đình tới chơi nhà, dù rất vui nhưng cũng gây một sự lo lắng nhẹ cho các chị vì không biết nên nấu gì để tiếp đãi một cách tốt nhất. Nếu chưa nghĩ ra thì hãy để Gilux lên giúp bạn 10+ các món ăn đãi tiệc dễ làm tại nhà nhưng hợp ý tất cả mọi người nha!

1. Đùi gà hấp nấm:

Nguyên liệu: 2 đùi gà công nghiệp, 250g giò sống, 15-20 chiếc nấm hương khô, hạt tiêu…

Cách làm: 

  1. Đùi gà lọc xương. Dùng dao khía dọc chéo ngang lớp thịt bên trong hoặc dùng cây đập tỏi để đập lớp thịt. Quét lớp giò sống vào trong lớp thịt thật đều.
  2. Xếp nấm hương đã ngâm mềm, vắt khô nước, theo chiều dọc của đùi gà.
  3. Để gà có màu đẹp mắt thì pha 1 thìa bột nghệ, nước. Quét lên bề mặt da gà.
  4. Trải lá chuối ra thớt sau đó đem bọc miếng giò gà lại đều đẹp. Đem hấp: 30 phút là chín.
  5. Chờ nguội hoàn toàn cất vào ngăn mát 1-2 tiếng cho giò khô chắc lại. Ăn chấm với mắm tiêu, lá mùi ta ngon.

2. Bầu hấp tôm thịt:

Nguyên liệu: tôm, thịt vai xay, nấm hương, bầu non, mắm / muối / hạt nêm

Cách làm:

  1. Tôm làm sạch. Xay nhuyễn trộn cùng thịt.
  2. Nấm hương ngâm nở. Rửa sạch băm nhỏ.
  3. Trộn đều tôm, thịt, nấm, gia vị để tầm 10’ cho ngấm.
  4. Trong thời gian đợi thì nạo bầu rửa sạch. Cắt miếng khuôn vừa ăn. Khoét bỏ bớt ruột. Nên bớt lại 1 ít ở đáy để khi cho nhân vào sẽ đẹp hơn. 
  5. Khoét ruột xong thì dùng thìa múc nhân tôm thịt vào. Miết nhẹ xung quanh cho chặt.
  6. Trang trí bằng đuôi tôm cắm lên. Cho vào hấp tầm 15’ là được.
  7. Thành phẩm rất đẹp mắt phù hợp với các món đãi tiệc khai vị. Hợp cho cả trẻ nhỏ nữa vì mềm và thơm. Khi ăn có thể chấm với xì dầu.

3. Cá hấp đinh lăng:

Nguyên liệu: Cá diêu hồng, lá đinh lăng, Gừng (riềng), sả, tiêu xanh, ớt, bia. Rau dưa các loại ăn kèm…

Cách làm:

  1. Cá rửa sạch với muối hột, để ráo, cắt lát. Ướp với nước mắm, xíu tiêu, hạt nêm.
  2. Xếp lá đinh lăng vào khay, rải sả chẻ đôi và gừng (riềng) cắt lát mỏng lên trên. Tiếp theo đặt cá lên, rải thêm tiêu xanh, ớt.
  3. Cho bia vào khay xâm xấp lớp lá đinh lăng, và đặt khay vào nồi chiên hơi nước.
  4. Điều chỉnh nhiệt độ 100-110 độ trong 15-20′, chọn gia nhiệt dưới để cá chín từ từ.
  5. Cá ăn kèm với rau dưa, đặc biệt là cuốn với lá đinh lăng chấm nước mắm tỏi ớt.

4. Bắp bò nhúng lẩu: 

Nguyên liệu: Bắp bò hoa: 400g, Cà chua: 2 trái, Riềng: 2 muỗng, Hành tím: 2 muỗng, Mẻ nuôi xay: 3 muỗng, Nghệ xay: 2 muỗng, Nước dùng: 1,5 lit, Su hào: 150g, Thì là: 50g, Gia vị: nước mắm, Bột ngọt, Hạt nêm, Bún

Cách làm:

  1. Sơ chế: Bắp bò hoa: Thái miếng mỏng, Cà chua: Thái múi cau, Riềng: Thái chỉ, Hành tím: Thái lát, Su hào: Thái con chì, Thì là: Cắt khúc
  2. Nấu nước lẩu: Cho 2 muỗng dầu ăn vào chảo cho hết hành tím vào phi thơm sau đó cho riềng và nghệ vào xào thơm cùng với cà chua và su hào thái con chì vào sau đó cho 1,5 lít nước dùng vào cùng với gia vị 2.5 muỗng Hạt nêm và 2 muỗng cafe Bột ngọt và 3 muỗng nước mắm cùng với 5 muỗng mẻ nuôi xay vào đun sôi vớt bọt sau đó cho thì là vào
  3. Nhúng bắp bò: Nước dùng sôi nhúng bắp bò vào ăn kèm bún và sà lách. Chấm cùng nước mắm ớt

5. Lẩu cua đồng:

Nguyên liệu: Cua đồng giã nhuyễn: 500g, Gạch cua: 5M Cà chua: 3 trái, Cà chua băm: 1 trái, Sả: 4 cây, Ớt sừng: 1 trái, Bún: 600g, Đậu hũ chiên: 3 miếng, hành tím băm: 1M, Dầu điều: 2M, ĂN KÈM: rau mùng tơi, rau nhút, rau muống, bông bí, cần nước, Gia vị: mắm tôm, đường, muối, dầu ăn, nước mắm, bột ngọt, giấm gạo, hạt nêm.

Cách làm:

  • Cua hòa với 2 lít nước, lọc lấy thịt, bỏ bã. Nêm vào nước lọc cua 2 muỗng cf hạt nêm, 3 muỗng bột ngọt.
  • Cà chua 3 trái cắt múi cau. Sả đập dập. Ớt cắt lát.
  • Các loại rau rửa sạch, xếp ra dĩa.
  • Nấu nước cua với lửa vừa, khi bắt đầu sôi thì bớt lửa để váng cua nổi lên trên, kết thành mảng, vớt thịt cua ra.
  • Cho 2 muỗng dầu điều, sau đó phi thơm 1 muỗng hành tím, cho sả cây đập dập vào, cà chua băm, gạch cua vào xào sơ, trút vào nồi nước cua, nêm 2 muỗng cf muối, 5 muỗng giấm gạo, 2 muỗng nước mắm, gạch cua, cuối cùng cho đậu hũ, cà chua cắt múi cau, ớt thái lát vào nấu sôi lại thì tắt bếp.

6. Tàu hũ trứng hấp:

Nguyên liệu: Tôm tươi, cà rốt củ thân to, bí ngô, hành hoa, tàu hủ trứng, gia vị, hạt tiêu, nước tương Nhật, sốt mè rang.

Cách làm:

  1. Cắt lát khoanh tròn theo khuôn tàu hủ.
  2. Tôm chần qua nước sôi có chút muối cho đằm rồi bóc vỏ, bỏ đầu, nên mua tôm tươi để thịt săn chắc và thân không bị bở.
  3. Thái mỏng nhỏ hành hoa.
  4. Xếp các lớp đế, tàu hủ, tôm như hình đặt vào khoanh hấp, rắc chút hành tươi xanh lên trên cho đẹp mắt. Hấp chín sôi trong 3-5 phút tắt bếp, xếp ra đĩa.
  5. Nước chấm pha tương Nhật, trộn xốt mè ăn vị hơi kiểu Nhật hợp tàu hủ trứng.

7. Gà hấp kim chi:

Nguyên liệu: ¼ con gà thả vườn, 1 gói kim chi làm sẵn 300g, gia vị cơ bản trong nhà bếp…

Cách làm:

  1. Làm sạch gà, để ráo.
  2. Làm hỗn hợp ướp: dùng phần nước của kim chi, pha cùng một ít nước lọc sao cho hỗn hợp nước khoản ¾ chén ăn cơm. Nêm vào 1 muỗng café đường, ½ muỗng café muối, ½ muỗng café hạt nêm, ½ muỗng café bột ngọt, 2 muỗng café tương ớt.
  3. Xoa bóp gà và ướp gà trong khoảng 30 phút.
  4. Hấp gà: Cho một lớp giấy bạc vào đáy nồi. Lót lớp kim chi, rồi cho gà lên lớp kim chi đó. Cho nước ướp vào trong nồi. Cho một lớp kim chi nữa lên trên miếng gà.
  5. Dùng giấy bạc có đâm vài lỗ đậy lên miệng nồi. Đậy nắp và hấp.
  6. Bật lửa lớn trong khoảng 2 phút sau đó hạ lửa cực nhỏ để hấp. Hấp trong vòng 30 phút thì gà chính.
  7. Thành quả là miếng gà vừa chín tới, thịt dai, ngọt, da giòn kết hợp với vị chua chua, cay cay và mùi thơm của kim chi, một sự kết hợp rất thú vị.

8.Cá hấp xì dầu kiểu Hồng Kông:

Chuẩn bị: 1 con cá diêu hồng: 600-800g, hành, gừng,mùi, ớt sừng, xì dầu, đường, hạt nêm.

Cách làm:

  1. Khử mùi tanh của cá bằng cách bóp gừng băm, muối và rượu trắng khắp lượt trong và ngoài thân cá. Rạch 2-3 đường trên thân cá, sâu khoảng 1cm. Sau đó rửa sạch để ráo.
  2. Rau mùi với rễ mùi, hành, gừng băm chia làm ba phần. Lót đáy đĩa 1 phần, nhét bụng cá 1 phần, rải lên thân cá 1 phần.
  3. Chuẩn bị rau mùi và hành cắt đoạn, ớt sừng cắt sợi. Cắt sợi 1 củ gừng, sau đó chiên vàng vớt ra.
  4. Nước sốt:  Giữ lại 1 ít dầu trong chảo, cho vào 3 thìa canh xì dầu, 3 thìa canh nước, nửa thìa canh đường, nửa thìa canh bột nêm hoặc mì chính. Đun sôi rồi để riêng.
  5. Hấp cá chia làm 2 lần. Lần đầu hấp 7 phút. Mang cá ra, lấy hết hành, mùi và gừng băm ra. Đổ nước cá đi. Rồi đổ nước sốt lên. Hấp tiếp 3 phút nữa. Trong cả quá trình hấp để lửa lớn nhé.
  6. Trang trí: rải hành, mùi, gừng chiên và ớt lên trên cá rồi ăn nóng.

Cách làm này có thể hấp các loại cá khác như cá sòng, cá trắm cỏ, cá rô phi… Tùy theo độ to nhỏ của cá và độ cứng hay mềm của thịt cá mà điều chỉnh thời gian hấp cho phù hợp.

9. Gà hấp muối:

Nguyên liệu: Gà ta thà vườn, 0,5 kg muối hột, lá chanh, sả, rau răm, dưa leo, kim chi ăn kèm…

Cách làm:

  1. Gà làm sạch, để ráo nước. Ướp gà với 1 muỗng muối, 2 muỗng đường, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng dầu ăn.
  2. Cho một lớp giấy bạc lót dưới đáy nồi. Cho một lớp muối vào nồi. Sau đó, sả cắt khúc và lá chanh lót một lớp lên trên lớp muối để khi hấp gà tạo mùi thơm và gà không bị dính muối.
  3. Cho sả, lá chanh nhồi vào bụng của gà. Cho gà nằm lên lớp sả trong nồi. Rắc một ít là chanh xung quanh gà.
  4. Đậy một lớp giấy bạc lên miệng nồi và đâm vài lỗ để thoát hơi. Đậy nắp nồi lại và tiến hành hấp.
  5. Bật bếp với lửa lớn trong 3 đến 5 phút. Sau đó, hạ lửa nhỏ vừa hấp trong vòng 30 đến 40 phút. Tiếp đến tắt bếp và để yên 15 phút rồi mở nắp nồi.
  6. Gà hấp muối có vị mặn mặn của muối, còn thịt gà giữ trọn vẹn độ dai và ngọt tự nhiên. 

10. Lẩu thái chua cay:

Nguyên liệu: 500gr xương ống, 500gr tôm, 500gr mực, Rau chuối, nấm, rau cần, rau cải, rau muống: lượng vừa ăn, 3 cây sả, 1 củ riềng, 1 quả chanh, Gia vị: hạt nêm, đường, sa tế, gia vị lẩu thái, lá chanh, Mì hoặc bún tùy sở thích

Cách nấu

  1.  Xương ống rửa sạch trụng qua nước sôi, sau đó cho vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ và ít muối tiếp tục đun sôi. Vớt lấy phần bọt (nếu có) để nước lẩu được trong.
  2.  Làm sạch và sơ chế các nguyên liệu ăn kèm (rau, nấm).
  3.  Tôm và mực làm sạch, cắt miếng vừa ăn và bày ra đĩa.
  4.  Sả đập dập, lá chanh vò nát và thái mỏng riềng, sau đó cho vào nồi nước lẩu để tạo vị thơm quyến rũ. Cho thêm 1 gói gia vị lẩu thái, sa tế và nêm nếm lại vừa ăn.
  5.  Nước lẩu nấu xong bắc lên bếp nhỏ, cho hải sản vào nồi, đợi sôi lại thì nhúng thêm rau, nấm và thưởng thức món lẩu ngon tuyệt hảo.

Muốn vừa ăn đồ hấp vừa ăn lẩu thì sao?

Nghe tưởng chừng khó nhưng thật ra đều có thể xử lý được, chỉ với một em Nồi lẩu hơi Gilux, mọi thứ sẽ được giải quyết nhanh gọn luôn ạ. 

Với dung tích lên tới 24L, công suất 1200W, điện áp 220V, bạn hoàn toàn có thể sử dụng Nồi lẩu hơi Gilux cho mọi cuộc vui đông người. Màu trắng tinh tế, thiết kế thông minh với  3 tầng tầng hấp, 1 khay chứa nước chống dính để nấu lẩu, nấu cháo…nên bạn vừa có thể thưởng thức các món thanh đạm dinh dưỡng tới các món lẩu nóng hổi. Bảng  điều khiển cảm ứng Tiếng Việt 6 chức năng hấp, nấu đa dạng: hấp hải sản, nấu lẩu, hấp rau củ, hấp bánh… Ngoài ra còn có thể hấp tiệt trùng đồ sơ sinh cho bé, vệ sinh bát đũa giúp bảo vệ sức khỏe người lớn và trẻ nhỏ. Đáy nồi thiết kế chống dính: có thể nấu lẩu, nấu cháo, nấu đồ hầm cho cả gia đình, dễ dàng cho việc vệ sinh. Ngoài ra, máy còn trang bị chế độ cảnh báo khi hết nước, hẹn giờ thông minh và bảo quản nhiệt tự động, giữ ấm, giữ nhiệt lên đến 12 giờ. Đặc biệt, máy có chế độ bảo hành 12 tháng, không lo vấn đề nha.

Vì một cuộc vui không giới hạn, tham khảo ngay các sản phẩm nhà Gilux qua website Gilux.vn  hoặc inbox fanpage Gilux Việt Nam  để được tư vấn chi tiết hơn. Hãy cùng Gilux tiết kiệm thời gian bếp núc hơn nha!

Đánh giá
BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận