TOP 6+ CÔNG THỨC NƯỚC ÉP BẰNG MÁY ÉP CHẬM

Mấy năm gần đây, nước ép trái cây ngày càng được ưa chuộng, phù hợp với mọi lứa tuổi, không chỉ vì độ thơm ngon của nó, uống nước ép trái cây còn là một trong những cách hấp thụ chất dinh dưỡng, vitamin một cách triệt để nhất từ trái cây. Tuy nhiên không phải loại nước ép nào cũng thực sự tốt cho người sử dụng. Nếu bạn đang phân vân chưa biết nên chọn món nước ép hoa quả nào để thưởng thức cùng gia đình thì hãy tham khảo ngay top 6+ công thức nước ép máy ép chậm trong bài viết dưới đây của Gilux nha. 

 

1. Nước ép táo & cà rốt:

Nguyên liệu: 

  • 1 quả táo
  • 1 củ cà rốt
  • 1 mẩu gừng

Cách làm:

  • Táo và cà rốt gọt vỏ (có thể để nguyên nếu là táo hữu cơ), bỏ lõi, cắt miếng vừa miệng máy ép. 
  • Gừng cạo vỏ, thái miếng. 
  • Ép xen kẽ cả 3 nguyên liệu. 

Nước ép táo & cà rốt

Công dụng: 

Táo là loại quả có hương vị dễ chịu bậc nhất trong thế giới trái cây, do đó thường xuyên được sử dụng trong các công thức nước ép mix rau củ. Với ly nước ép táo này, bạn có thể bổ sung rất nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời thúc đẩy khả năng đốt mỡ của cơ thể rất hiệu quả. 

Cà rốt vốn nổi tiếng với tác dụng bổ mắt, làm sáng da. Đừng bỏ qua cà rốt trong chế độ ăn uống thường ngày nhé! Nguyên liệu này còn rất rẻ và dễ kiếm nữa.

Và cuối cùng, điểm nhấn không thể không nhắc đến là gừng tươi. Nhiều người vẫn cảm thấy lạ lẫm với sự xuất hiện của những gia vị như gừng, sả, quế trong công thức nước ép. Chúng rất kích thích vị giác và còn giúp bạn tăng cường sức đề kháng nữa đó!

Lưu ý: 

Bạn chỉ nên dùng một mẩu gừng bé khoảng 1-2 cm thôi. Quá nhiều gừng sẽ làm át đi hương vị của táo và cà rốt, đồng thời gây ợ nóng, đầy hơi. 

2. Nước ép dứa:

Nguyên liệu: 

  • 1 quả dứa
  • 1 quả táo

Cách làm:

  • Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, thái miếng vừa miệng máy ép. 
  • Táo bỏ lõi, cắt miếng nhỏ. 
  • Ép xen kẽ dứa và táo. 

Nước ép dứa

Công dụng: 

Dứa được xem là thần dược của phái đẹp, nhờ tác dụng chống lão hóa, làm đẹp da, điều hòa kinh nguyệt, làm săn chắc vòng 1, giảm eo… 

Sự kết hợp của táo và dứa sẽ mang đến hương vị ngọt ngào khó chối từ. Tuy nhiên, bạn đừng lạm dụng công thức này để tránh nạp quá nhiều đường nhé. 

Lưu ý: 

Để chọn dứa ngon, bạn hãy để ý đến mùi của nó (ngửi ở phần dưới cùng của quả dứa). Đây là yếu tố xác định độ chín và độ tươi. Một quả dứa chín vừa độ sẽ có mùi thơm ngọt ngào đặc trưng, trong khi quả dứa bị thu hoạch quá sớm hoặc không ngọt thì sẽ không có mùi thơm như vậy. Mùi dập, úng, thối hay lên men cũng rất dễ nhận ra, hãy để ý nhé. 

Ngoài ra, nếu muốn mua dứa chín để ép, bạn nên chọn quả có màu vàng đều. Một quả dứa xanh sau khi được hái sẽ không thể ngọt thêm. 

3. Nước ép lê:

Nguyên liệu: 

  • 1 quả lê
  • 1 quả dưa chuột
  • 3 nhánh cần tây
  • 1 mẩu gừng bé

Cách làm:

  • Lê gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng vừa miệng máy ép. 
  • Dưa chuột bổ dọc.
  • Cần tây cắt khúc nhỏ (bỏ lá nếu bạn sợ đắng)
  • Gừng nạo vỏ, thái miếng. 
  • Ép xen kẽ các nguyên liệu. 

Nước ép lê

Công dụng: 

Lê là loại quả ít ngọt, có tác dụng thanh nhiệt và lợi tiểu. Do đó, nó là nguyên liệu phù hợp cho các công thức nước ép thải độc. Hàm lượng chất xơ cao cũng giúp quả lê trở thành thực phẩm tốt cho mục tiêu giảm cân và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. 

Lưu ý: 

Đây là công thức rất phù hợp để làm quen với nước ép có rau. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy hương vị của lê quá nhạt và không đủ để cân bằng vị hăng của cần tây, hãy bớt lượng rau lại hoặc thêm táo vào công thức nhé. 

Sau khi đã quen vị, bạn hãy tăng dần dần độ “xanh” cho cốc nước ép. Đây là cách cung cấp năng lượng hiệu quả, ít calo và ít đường, đặc biệt phù hợp với những ai muốn giảm cân hoặc hỗ trợ điều trị bệnh lý. 

4. Nước ép nho:

Nguyên liệu: 

  • 1 cup nho tươi
  • 1 quả dưa chuột
  • ½ bắp cải tím
  • ½ quả lê
  • ½ quả chanh xanh

(Có thể điều chỉnh tỷ lệ nguyên liệu tùy vào sở thích của bạn)

Cách làm:

  • Thái nhỏ dưa chuột, bắp cải tím và lê, sao cho vừa miệng máy ép.
  • Ép chung các nguyên liệu trên với nho. 
  • Vắt nước cốt chanh, cho vào hỗn hợp trên và khuấy đều.  

Nước ép nho

Công dụng: 

Nho cấp nước cho cơ thể cùng những chất dinh dưỡng như kali, kẽm, vitamin C, canxi… Hàm lượng chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật trong loại quả này rất cao, do đó giúp cơ thể phòng ngừa ung thư và nhiều bệnh lý mãn tính. 

Sự kết hợp của nho với những nguyên liệu tưởng chừng không liên quan như bắp cải tím, lê hay dưa chuột chắc chắn sẽ khiến bạn ngạc nhiên và thích thú đấy! Hãy thử xem nhé! 

Lưu ý: 

Bạn có thể sử dụng nho xanh, nho đỏ hay nho đen tùy ý, tuy nhiên cần lưu ý về độ ngọt của chúng để điều chỉnh công thức. Nho xanh thường chua hoặc ngọt dịu hơn các loại nho còn lại. 

5. Nước ép chanh leo:

Nguyên liệu: 

  • 200ml nước dừa 
  • 1 quả chanh leo 
  • ½ quả dứa
  • ½ quả xoài

Cách làm:

  • Xoài gọt vỏ bỏ hạt; dứa gọt vỏ, bỏ lõi và mắt; cắt thành miếng vừa miệng máy ép. 
  • Chanh leo cắt đôi, lấy mỗi phần hạt bên trong. 
  • Cho tất cả nguyên liệu vào máy ép, sau đó đổ hỗn hợp nước ép vào nước dừa và khuấy đều. 

Nước ép chanh leo

Công dụng:

Chanh leo rất giàu vitamin C, do đó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Nó cũng rất tốt cho tiêu hóa, giúp ổn định đường huyết, điều hòa lưu thông máu, giải tỏa stress và làm đẹp da. 

Do chanh leo có vị chua, nhiều công thức nước ép chanh leo thường có thêm một lượng nước để pha loãng. Tuy nhiên, trong công thức này, True Juice gợi ý bạn sử dụng nước dừa để hương vị vẫn hài hòa và bổ sung thêm dưỡng chất cho cốc nước ép. 

Lưu ý: 

Chanh leo rất tốt cho vóc dáng và sức khỏe nhưng bạn không nên sử dụng quá nhiều. Cách hiệu quả là mix chanh leo cùng các nguyên liệu khác như True Juice đã hướng dẫn, đồng thời không nên tạo ngọt bằng đường mà dùng chính vị ngọt của những nguyên liệu tự nhiên (xoài, dứa…).

6. Nước ép lựu:

Nguyên liệu: 

  • 2 quả lựu
  • 2 quả quýt
  • 2 quả cam
  • ½ quả chanh

Cách làm:

  • Lựu khía vỏ, tách hạt.
  • Quýt bóc vỏ, tách múi, bỏ hạt.
  • Ép lựu và quýt.
  • Vắt lấy nước cốt cam và chanh, trộn với hỗn hợp nước ép ở trên và khuấy đều.

Nước ép lựu

Công dụng:

Lựu có hàm lượng polyphenol dồi dào với tác dụng chống oxy hóa cực kỳ mạnh mẽ. Uống nước ép lựu thường xuyên có thể giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do, nhờ đó bảo vệ tế bào tránh khỏi những thương tổn. 

Kết hợp với 3 loại quả là cam, quýt, chanh, công thức nước ép lựu này mang hương vị nhiệt đới và giúp bạn giải khát hiệu quả trong những ngày hè. 

 

Làm thế nào để tạo ra một cốc nước ép giữ được đầy đủ dưỡng chất?

Công thức đã có nhưng bạn vẫn băn khoăn làm sao để giữ nguyên đầy đủ dưỡng chất từ trái cây, rau củ thì đó là tín hiệu bạn nên sắm ngay Máy ép chậm để cuộc sống thêm dễ dàng hơn đó. Bạn có thể tham khảo ngay mẫu Máy ép chậm tới từ nhà Gilux, hiện tại đang có ưu đãi giảm giá cực mạnh từ 2700k xuống còn 1890k. Truy cập ngay mục Sản phẩm của Gilux hoặc inbox trực tiếp trang Gilux Việt Nam trên Facebook chốt đơn ngay để nhận ưu đãi lớn.

Máy ép chậm Gilux

  • Với khả năng ép nhuyễn trực tiếp mọi loại quả dài, ngắn, cứng, mềm nhanh chóng mà không cần cắt, máy sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá thời gian trong việc sơ chế nguyên liệu. Bạn chỉ cần rửa sạch và cho vào máy. 
  • Cỡ nòng rộng 103mm, thân máy nhỏ gọn nên không chiếm quá nhiều diện tích gian bếp. Thay vì quay vòng với tốc độ cao để ép, máy ép chậm sử dụng một trục xoắn ốc để ép từng trái cây hoặc rau củ. Điều này giúp giữ lại nhiều dưỡng chất hơn trong nước ép do không tạo ra nhiệt lượng lớn như máy ép bình thường
  • Máy ép chậm thường có khả năng ép được nhiều loại nguyên liệu hơn. Chúng có thể xử lý cả rau củ cứng như cà rốt, cần tây, và cả các loại lá xanh như rau cải, làm nước ép chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • Nước ép từ máy ép chậm thường có thể lưu trữ được lâu hơn so với nước ép từ máy ép thường do ít bọt và không tiếp xúc nhiệt độ cao trong quá trình ép.
  • Máy ép chậm giữ lại nhiều enzym và dưỡng chất hơn trong nước ép thường.
  • Bộ phận tháo rời riêng biệt, tiết kiệm không gian và dễ dàng vệ sinh.
  • Đi kèm que ép, giúp bã được trộn kĩ hơn
  • Đệm chân chống ồn và giúp thân máy ổn định hơn
  • Cốc thức ăn tự động ngừng khuấy ép khi mở nắp

 

 

Đánh giá
BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận